Câu chuyện Alice đi lạc

Câu chuyện Alice đi lạc

Chuyện kể rằng, một ngày nọ có cô bé tên Ailce đi lạc vào khu rừng sâu. Cô bé đi mãi, đi mãi thì cuối cùng cũng tìm thấy một ngôi nhà. Đây là nơi ở của gia đình gấu gồm gấu bố, gấu mẹ và gấu con.

Khi bước vào nhà, Ailce nhìn thấy ba chiếc ghế. Nhưng chiếc thứ nhất quá cao, chiếc thứ hai thì quá rộng, chỉ có chiếc thứ ba là vừa vặn. Ailce liền ngồi vào chiếc ghế thứ ba. Cô lại nhìn thấy ba đĩa súp được đặt trên bàn. Một đĩa thì quá nóng, một đĩa thì quá lạnh, duy nhất đĩa thứ ba là rất vừa. Ailce tiếp tục đi lên gác và thấy ba chiếc giường. Chiếc thứ nhất quá dài, chiếc thứ hai lại quá rộng, chỉ có chiếc thứ ba là vừa vặn. Cô bé liền leo lên trên chiếc giường thứ ba và ngủ một giấc ngon lành.

Bài học về quản lý nhân sự

Khi đọc xong câu chuyện, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng nó có gì liên quan tới việc quản lý nhân sự đâu. Nếu bạn chưa nhận ra những bài học ẩn chứa trong câu chuyện này, hãy theo dõi những phân tích dưới đây.

Đừng đặt cho nhân viên những áp lực quá lớn

Nếu bạn đang ép cấp dưới của mình vào những mục tiêu khó tới mức vô lý. Thì rất khó để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ, không những thế còn tạo ra những áp lực vô hình. Khi tình trạng này thường xuyên xảy ra, nhân viên sẽ phản kháng lại sếp bằng cách tỏ thái độ khó chịu về môi trường làm việc, cách quản lý bóc lột của bạn. Họ sẽ không còn muốn cống hiến chỉ để làm giàu cho người khác. Vì vậy, chỉ cần đủ điều kiện và cơ hội, những người này sẵn sàng bỏ sang một công ty khác. Nơi có tiềm năng phát triển hơn những gì bạn đã trao cho họ.

Cũng như Ailce trong câu chuyện trên. Cô bé sẽ chọn cho mình những thứ phù hợp nhất. Thay vì cố ép bản thân phải điều chỉnh và thích nghi với những điều không phù hợp.

Đừng quá nuông chiều nhân viên của bạn

Ngược lại, nếu bạn là một lãnh đạo có cách quản lý thiên về tình cảm. Bạn quá chú ý tới tâm tư, cảm xúc và biểu hiện của nhân viên. Cố gắng hết sức để đáp ứng các sở thích của họ, để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui nhộn nhất có thể. Khi đó, nhân viên sẽ nghĩ sếp là người dễ dãi, dễ đàm phán và ngay lập tức sẽ có suy nghĩ lợi dụng lòng tốt này. Điều này được biểu hiện qua việc hàng loạt những đòi hỏi không cần thiết được ra đời. Thậm chí hay trễ nãi trong công việc, luôn viện cớ và có vô số lý do bào chữa cho sai phạm của mình. Họ bỏ qua lời nhắc nhở, phê bình, bàn luận sau lưng về những quyết định và cách thức điều hành của bạn.

Vì vậy, đừng bao giờ có ý định nuông chiều nhân viên quá mức. Nó không thể hiện được rằng bạn là người sếp tận tâm hay hòa đồng. Mà đó chính là đang chỉa ngược mũi dao về phía bạn mà thôi.

Biến công ty trở thành một chủ thể

Hãy để công ty trở thành một chủ thể thay vì một tòa nhà với những con người làm việc trong đó. Cho nhân viên của bạn biết rằng, họ đang cống hiến cho công ty, cho tập thể và trong đấy có cả chính họ. Chứ không phải là chỉ làm giàu cho một vài cá nhân. Những mục tiêu được đề ra và yêu cầu phải hoàn thành sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Nó khiến nhân viên cảm thấy mọi vấn đề đều được minh bạch rõ ràng, biết được mình đang làm việc vì cái gì và đạt được những lợi ích ra sao. Từ đó sẽ có động lực cống hiến cao hơn.

 

 

 

Bài trước Bài sau